Việc điều chỉnh giá sản phẩm một cách chính xác và hợp lý là một yếu tố trong chiến lược kinh doanh của nhiều doanh nghiệp. Các công thức tính phần trăm (%) tăng giảm giá sản phẩm không còn quá xa lạ mà trở thành công cụ giúp quản lý và điều chỉnh giá cả một cách hiệu quả. Công thức này hỗ trợ trong việc đưa ra các quyết định kinh doanh quan trọng. Như điều chỉnh chiến lược giá, đánh giá hiệu quả chiến dịch khuyến mãi, và cân nhắc các chiến lược giá cả mới. Cùng tìm hiểu các công thức tính phần trăm (%) tăng giảm giá sản phẩm qua bài viết sau đây của Thegioidenled.
Những trường hợp tăng giảm giá sản phẩm
Về việc tăng giá sản phẩm để duy trì lợi nhuận trong các trường hợp:
Các chi phí nguyên vật liệu, lao động, hoặc chi phí vận chuyển tăng lên;
Khi sản phẩm được cải tiến hoặc nâng cấp với các tính năng mới;
Doanh nghiệp áp dụng chiến lược giá cao hơn để tạo ấn tượng về chất lượng cao hơn hoặc nhằm mục đích phân khúc thị trường cao cấp.
Về việc giảm giá sản phẩm trong các trường hợp:
Doanh nghiệp giảm giá để thu hút khách hàng trong các chiến dịch khuyến mãi, giảm giá mùa vụ, hoặc các sự kiện đặc biệt.
Giảm giá sản phẩm để tăng cạnh tranh và thu hút nhiều khách hàng hơn.
Khi có quá nhiều hàng tồn kho hoặc sản phẩm sắp hết hạn sử dụng,giảm giá để nhanh chóng tiêu thụ hàng hóa.
Điều chỉnh giá theo thị trường:
Giá sản phẩm sẽ được điều chỉnh dựa trên biến động của thị trường. Chẳng hạn như sự thay đổi trong nhu cầu hoặc sự cạnh tranh từ các đối thủ.
Ban quản lý thay đổi chính sách giá theo các điều kiện kinh tế hoặc chiến lược kinh doanh tổng thể. Như áp dụng giá khuyến mãi cho các sản phẩm mới hoặc giảm giá cho các sản phẩm tồn kho.
Tìm hiểu công thức tính phần trăm (%) tăng giảm giá sản phẩm
Công thức tính phần trăm (%) tăng giá
Công thức tính sau khi tăng giá:
Số tiền sau khi tăng giá = Giá gốc x [(100 + % giá tăng)/100].
Ví dụ: Mặt hàng A ban đầu có giá 120.000 vnđ và sản phẩm này tăng thêm 5%. Dựa vào công thức trên ta tính số tiền sau khi tăng giá như sau:
Tăng giá 5%=> 100%+5%=105% hoặc là 1,05
Vậy số tiền mà khách phải thanh toán là 120.000 vnđ x 1,05=126.000vnđ
Công thức tính phần trăm (%) giảm giá
Công thức tính sau khi giảm giá:
Số tiền sau khi giảm giá = Giá gốc x [(100 – % giảm giá)/100].
Ví dụ: Mặt hàng A ban đầu có giá 120.000 vnđ và bạn nhận được mức giảm giá là 5%.
Dựa vào công thức trên ta tính số tiền sau khi giảm giá như sau:
Giảm giá 5%=> 100%-5%=95% hoặc 0,95
Vậy số tiền mà khách phải thanh toán là 120.000vnđ x 0,95= 114.000vnđ
Các công thức tính phần trăm (%) trong kinh doanh
Công thức tính phần trăm (%) so sánh tăng trưởng năm này sang năm khác:
Công thức tính: (Doanh thu năm sau – Doanh thu năm trước)/Doanh thu năm trước x 100.
Ví dụ: 2023 doanh thu của công ty A là 200 tỷ đến năm 2024 doanh thu đạt 250 tỷ.
% Tăng trưởng: [(250-200)/100] x 100=50%.
Công thức tính phần trăm (%) so sánh tăng giá sản phẩm từ hôm trước đến hôm sau:
Công thức tính: (Giá ngày hôm sau – Giá ngày hôm trước)/Giá ngày hôm trước x 100.
Ví dụ: Ngày 2/5 giá sản phẩm B là 4.000 vnđ sang ngày 3/5 giá tăng lên 6.000 vnđ.
% Tăng trưởng: [(6.000- 4.000)/4.000]x100= 50%.
Tham khảo: Khủng hoảng truyền thông là gì và cách xử lý an toàn, hiệu quả?
Lời kết
Trong việc quản lý và điều chỉnh giá sản phẩm, việc hiểu và áp dụng các công thức tính phần trăm tăng giảm giá rất quan trọng. Không chỉ giúp doanh nghiệp theo dõi chính xác sự thay đổi giá cả, mà còn hỗ trợ đưa ra các quyết định chiến lược hợp lý tối ưu hóa lợi nhuận và đáp ứng nhu cầu thị trường. Bằng cách nắm vững cách tính toán thay đổi giá một cách hiệu quả. Từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo ra giá trị gia tăng cho khách hàng.
Hy vọng bài viết này của Thegioidenled giúp đã mang đến những thông tin hữu ích về các công thức tính phần trăm tăng giảm giá sản phẩm. Giúp bạn quản lý giá cả một cách hiệu quả hơn trong kinh doanh.
Thegioidenled - Thế giới đèn led là đơn vị chuyên cung cấp, cho thuê màn hình led và các sản phẩm đèn led, module led, dây led.Chất lượng, đảm bảo nhất cho đối tác....Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
RS485, RS422 Là Gì? Tìm Hiểu Sự Khác Nhau Giữa Truyền Thông RS485 Và RS422
Trong thế giới công nghiệp hiện đại, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong [...]
Th9
Tìm Hiểu Lỗi Phần Cứng Máy Tính Công Nghiệp Thường Gặp Và Các Bước Kiểm Tra
Trong môi trường công nghiệp, máy tính công nghiệp có vai trò quan trọng trong [...]
Th8
Tổng Hợp Những Điều Không Thể Bỏ Lỡ Về Hoạt Động Giám Sát Nhiệt Độ Kho Lạnh
Trong ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm & y tế, sự ổn định của [...]
Th8
Khủng hoảng truyền thông là gì và cách xử lý an toàn, hiệu quả?
Không một cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp nào mong muốn đối mặt với [...]
Th8
Màn Hình Tương Tác Kỹ Thuật Số Là Gì? Đặc Điểm Nổi Bật & Ứng Dụng Phổ Biến
Với khả năng phản hồi & tương tác trực tiếp qua các thao tác cảm [...]
Th8
Thẻ ghi nợ là gì? Những lưu ý khi sử dụng thẻ ghi nợ cho người mới
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, thẻ ngân hàng đã trở thành một [...]
Th8