Trong môi trường công nghiệp, máy tính công nghiệp có vai trò quan trọng trong việc vận hành & giám sát các quy trình sản xuất. Tuy nhiên, do hoạt động/làm việc liên tục trong điều kiện khắc nghiệt, các thiết bị này thường gặp phải một số vấn đề về phần cứng. Để duy trì hiệu suất ổn định, hạn chế gián đoạn hoạt động, việc nhận biết sớm các lỗi phần cứng & kiểm tra kịp thời là rất cần thiết. Nội dung bài viết dưới đây của thegioidenled.asia sẽ giới thiệu đến bạn lỗi phần cứng máy tính công nghiệp thường gặp và các bước kiểm tra. Theo dõi ngay!
Lỗi phần cứng máy tính công nghiệp thường gặp và các bước kiểm tra
Lỗi nguồn cấp điện
Lỗi nguồn cấp điện là 1 trong những vấn đề thường gặp & phổ biến nhất ở PC công nghiệp. Các dấu hiệu nhận biết bao gồm máy tính không khởi động, đèn LED không sáng hoặc máy có hiện tượng sụt áp đột ngột. Nguyên nhân có thể là do nguồn điện không ổn định, bộ nguồn bị hỏng, cáp nguồn bị đứt hoặc đã bị hỏng,…
Các bước kiểm tra:
- Kiểm tra cáp nguồn: đảm bảo cáp nguồn được kết nối chắc chắn & không bị hư hỏng
- Kiểm tra điện áp đầu vào: sử dụng đồng hồ đo điện tử để kiểm tra điện áp đầu vào xem có nằm trong khoảng hoạt động cho phép của bộ nguồn hay không
- Thay thế bộ nguồn: trong trường hợp bộ nguồn không hoạt động hoặc hoạt động không đúng cách sau khi kiểm tra các yếu tố trên, bạn nên thay thế bộ nguồn mới
Lỗi RAM
RAM bị lỗi có thể dẫn đến các vấn đề như máy tính bị treo, xuất hiện màn hình xanh, máy tính khởi động lại liên tục,… Nguyên nhân phổ biến có thể bao gồm RAM bị lỗi, khe cắm RAM bị bám bụi hoặc hỏng, xung đột giữa các thanh RAM.
Các bước kiểm tra:
- Kiểm tra RAM: sử dụng các công cụ như Memtest86 để kiểm tra trạng thái của RAM
- Vệ sinh khe cắm RAM: tháo RAM & vệ sinh khe cắm RAM bằng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn
- Thay thế RAM: Nếu phát hiện lỗi, bạn nên thay thế RAM mới để đảm bảo hiệu suất hoạt động của máy
Lỗi ổ cứng (HDD/SSD)
Ổ cứng bị lỗi sẽ dẫn đến tình trạng máy chạy chậm, xuất hiện tiếng kêu lạ từ bên trong ổ cứng hoặc không nhận diện được ổ cứng. Nguyên nhân chủ yếu là do ổ cứng bị lỗi cơ học, hỏng các sector trên bề mặt hoặc kết nối cáp SATA bị lỏng.
Các bước kiểm tra:
- Sử dụng phần mềm kiểm tra: có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ như HD Tune hoặc CrystalDiskInfo để biết được tình trạng hoạt động của ổ cứng
- Kiểm tra kết nối cáp SATA: đảm bảo cáp SATA kết nối giữa ổ cứng & bo mạch chủ được cắm chắc chắn & không có dấu hiệu hỏng hóc
- Sao lưu dữ liệu & Thay thế ổ cứng: nếu ổ cứng bị lỗi nghiêm trọng, hãy thực hiện sao lưu dữ liệu quan trọng & tiến hành thay thế ổ cứng mới
Lỗi bo mạch chủ
Lỗi bo mạch chủ (mainboard) có thể khiến máy tính không khởi động được, không nhận các thiết bị ngoại vi hoặc xuất hiện 1 số lỗi không rõ nguyên nhân. Nguyên nhân thường do tụ điện trên mainboard bị hỏng, mạch điện bị chập,…
Các bước kiểm tra:
- Kiểm tra tụ điện trên mainboard: kiểm tra các tụ điện trên bo mạch chủ xem có bị phồng hay gỉ sét không
- Sử dụng card test main: card test main giúp xác định lỗi cụ thể trên bo mạch chủ
- Thay thế bo mạch chủ: nếu bo mạch chủ bị lỗi không thể sửa chữa, thay thế bo mạch chủ là phương án tốt nhất để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định
Lỗi card đồ họa
Card đồ họa bị lỗi có thể gây ra các hiện tượng như màn hình không hiển thị, màn hình bị sọc hoặc mất màu. Nguyên nhân có thể do driver & card đồ họa bị lỗi hoặc kết nối giữa card & màn hình gặp vấn đề.
Các bước kiểm tra:
- Kiểm tra cáp kết nối: đảm bảo cáp kết nối giữa card đồ hoạ & màn hình được cắm chắc chắn & không có dấu hiệu hư hỏng
- Thử nghiệm card đồ họa: hãy thử cắm card đồ họa vào 1 máy tính khác để xem có hoạt động bình thường không hoặc có thể thử 1 card đồ họa khác trên máy tính của bạn
- Update driver hoặc thay thế card đồ họa: cập nhật driver lên phiên bản mới nhất hoặc thay thế card đồ họa nếu phát hiện lỗi không thể sửa chữa
Việc hiểu rõ & kiểm tra các lỗi phần cứng máy tính công nghiệp là bước quan trọng trong việc duy trì hiệu suất & tuổi thọ của hệ thống. Bằng cách thực hiện các bước kiểm tra cơ bản, bạn có thể xác định được nguyên nhân của vấn đề để đưa ra các giải pháp khắc phục phù hợp, góp phần giảm thiểu thời gian chết, đảm bảo quy trình sản xuất diễn ra suôn sẻ.
>>> Xem thêm: Tổng Hợp Những Điều Không Thể Bỏ Lỡ Về Hoạt Động Giám Sát Nhiệt Độ Kho Lạnh
Như vậy, thegioidenled.asia đã giới thiệu đến bạn lỗi phần cứng máy tính công nghiệp thường gặp và các bước kiểm tra cần thiết. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ hữu ích, giúp bạn có thêm kinh nghiệm trong việc duy trì hệ thống hoạt động ổn định & hiệu quả.
Thegioidenled - Thế giới đèn led là đơn vị chuyên cung cấp, cho thuê màn hình led và các sản phẩm đèn led, module led, dây led.Chất lượng, đảm bảo nhất cho đối tác....Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
RS485, RS422 Là Gì? Tìm Hiểu Sự Khác Nhau Giữa Truyền Thông RS485 Và RS422
Trong thế giới công nghiệp hiện đại, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong [...]
Th9
Tổng hợp các công thức tính phần trăm (%) tăng giảm giá sản phẩm
Việc điều chỉnh giá sản phẩm một cách chính xác và hợp lý là một [...]
Th8
Tổng Hợp Những Điều Không Thể Bỏ Lỡ Về Hoạt Động Giám Sát Nhiệt Độ Kho Lạnh
Trong ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm & y tế, sự ổn định của [...]
Th8
Khủng hoảng truyền thông là gì và cách xử lý an toàn, hiệu quả?
Không một cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp nào mong muốn đối mặt với [...]
Th8
Màn Hình Tương Tác Kỹ Thuật Số Là Gì? Đặc Điểm Nổi Bật & Ứng Dụng Phổ Biến
Với khả năng phản hồi & tương tác trực tiếp qua các thao tác cảm [...]
Th8
Thẻ ghi nợ là gì? Những lưu ý khi sử dụng thẻ ghi nợ cho người mới
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, thẻ ngân hàng đã trở thành một [...]
Th8