Không một cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp nào mong muốn đối mặt với sự cố khủng hoảng truyền thông. Bởi những hệ lụy của nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh tiếng, hình ảnh và thậm chí là sự tồn tại của họ. Khủng hoảng truyền thông không chỉ là thách thức trong việc kiểm soát thông tin mà còn làm lung lay niềm tin từ khách hàng, đối tác và công chúng. Vậy Khủng hoảng truyền thông là gì và cách xử lý như thế nào hiệu quả. Hãy cùng tham khảo bài viết sau đây của Thegioidenled.
Tìm hiểu khái niệm về khủng hoảng truyền thông là gì?
Khủng hoảng truyền thông là một sự kiện bất ngờ xảy ra gây phản ứng tiêu cực đến hình ảnh, danh tiếng, doanh thu của thương hiệu, tổ chức hay một cá nhân nào đó. Sự cố nhanh chóng lan truyền qua các phương tiện truyền thông đại chúng và mạng xã hội. Tạo ra áp lực lớn đối với hình ảnh và uy tín của cá nhân hoặc tổ chức. Chính vì thế, việc quản trị khủng hoảng truyền thông là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân nào.
Những dấu hiệu nhận biết khủng hoảng truyền thông, bao gồm:
- Phản ứng tiêu cực từ khách hàng và công chúng trên các kênh truyền thông, mạng xã hội,…
- Các nội dung liên quan đến doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức bỗng nhiên thu hút lượng truy cập, tương tác cao bất thường với chủ đề tiêu cực.
- Khi các tờ báo, trang tin tức hoặc KOLs bắt đầu nhắc đến vấn đề tiêu cực.
- Doanh số và lợi nhuận tụt giảm không phanh do bị ảnh hưởng của khủng hoảng truyền thông.
- Số lượng khiếu nại từ khách hàng tăng mạnh trong thời gian ngắn.
- Các đối thủ cạnh tranh bắt đầu khai thác hoặc đẩy mạnh các hoạt động nhằm nhấn mạnh vấn đề tiêu cực.
Các đặc điểm của khủng hoảng truyền thông khi xảy ra
- Xảy đến đột ngột: Khủng hoảng truyền thông thường xảy ra bất ngờ, không có dấu hiệu báo trước. Điều này khiến cho doanh nghiệp, tổ chức hoặc cá nhân không kịp chuẩn bị.
- Tốc độ lan truyền nhanh: Nhờ sự phát triển của mạng xã hội và các kênh truyền thông hiện đại, thông tin tiêu cực có thể lan truyền với tốc độ chóng mặt. Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, một tin tức nhanh chóng tiếp cận hàng triệu người, tạo ra áp lực rất lớn cho tổ chức hoặc cá nhân phải đối mặt.
- Gây nhiều tổn hại: Gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về cả mặt tài chính lẫn uy tín. Làm sụt giảm doanh thu, mất lòng tin từ khách hàng, hủy hoại hình ảnh thương hiệu và thậm chí dẫn đến việc mất đối tác, nhà đầu tư.
- Khó kiểm soát: Khi khủng hoảng xảy ra, việc kiểm soát thông tin trở nên vô cùng khó khăn. Các tin đồn và thông tin sai lệch có thể lan truyền, làm tình hình trở nên phức tạp hơn, khiến cho việc xử lý trở nên gian nan.
- Tạo áp lực lớn cho doanh nghiệp: Khủng hoảng truyền thông thường kéo theo áp lực từ nhiều phía. Bao gồm công chúng, truyền thông, đối tác và cơ quan chức năng.
Cách xử lý khủng hoảng truyền thông như thế nào an toàn, hiệu quả?
Xử lý khủng hoảng truyền thông hiệu quả để không gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho thương hiệu bằng cách:
Tìm ra nguyên nhân gây khủng hoảng truyền thông
Khi khủng hoảng bùng phát, bước đầu tiên là tìm hiểu rõ vấn đề đến từ đâu: do sản phẩm, dịch vụ, hành vi sai trái, thông tin sai lệch,… Xác định đúng nguồn gốc giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn diện và đưa ra cách giải quyết phù hợp. Khi hiểu rõ nguyên nhân, doanh nghiệp nhanh chóng truyền tải thông điệp nhất quán và minh bạch đến công chúng. Xoa dịu tình hình, lấy lại niềm tin và bảo vệ hình ảnh thương hiệu.
Tạo một bộ phận chuyên xử lý khủng hoảng truyền thông
Thành lập một đội xử lý khủng hoảng giúp doanh nghiệp ứng phó kịp thời và hiệu quả khi khủng hoảng truyền thông xảy ra. Đội xử lý khủng hoảng nên bao gồm các thành viên đại diện từ các bộ phận chủ chốt. Như truyền thông, pháp lý, nhân sự, sản xuất, và dịch vụ khách hàng. Mỗi thành viên sẽ đảm nhận một vai trò cụ thể, đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhau để quản lý, điều hành và giám sát các hoạt động phản ứng trong suốt quá trình xử lý khủng hoảng. Với sự phân công rõ ràng và sự tham gia của các chuyên gia có kinh nghiệm. Nhanh chóng đưa ra quyết định, xử lý tình huống linh hoạt và giảm thiểu tối đa những tổn hại có thể xảy ra.
Xây dựng mối quan hệ tốt với báo chí, truyền thông và cơ quan ban ngành có thẩm quyền
Việc duy trì mối quan hệ tích cực và hợp tác với các đơn vị này sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận và truyền tải thông tin chính xác, minh bạch khi khủng hoảng xảy ra. Báo chí và truyền thông có vai trò quan trọng trong việc định hướng dư luận. Vì vậy khi có sự đồng hành từ họ, doanh nghiệp sẽ nhận được sự hỗ trợ trong việc truyền đạt thông điệp tích cực, giảm bớt những thông tin sai lệch. Bên cạnh đó, việc hợp tác với các cơ quan ban ngành có thẩm quyền cũng giúp doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp lý. Được sự hỗ trợ kịp thời khi cần thiết, từ đó góp phần kiểm soát và giải quyết khủng hoảng hiệu quả hơn.
Cần đưa lợi ích của khách hàng, cộng đồng lên hàng đầu
Người phụ trách khủng hoảng cần ưu tiên bảo vệ quyền lợi và sự an tâm của khách hàng, đồng thời duy trì mối quan hệ tích cực với cộng đồng. Cách này hiệu quả để giữ gìn hình ảnh và uy tín thương hiệu trong tâm trí của khách hàng. Hãy phản hồi các câu hỏi và lo ngại của khách hàng một cách nhanh chóng, trung thực. Đồng thời gửi lời xin lỗi chân thành vì những sự cố không mong muốn. Giúp giảm thiểu sự bất mãn và lo lắng của khách hàng mà còn xây dựng lòng tin và sự trung thành, củng cố sự tín nhiệm vào thương hiệu.
Tham khảo thêm: Thẻ ghi nợ là gì? Những lưu ý khi sử dụng thẻ ghi nợ cho người mới
Trên đây là những chia sẻ về khái niệm khủng hoảng truyền thông là gì và các cách xử lý khủng hoảng truyền thông hiệu quả. Hy vọng rằng bài viết này của Thegioidenled thật sự hữu ích và giúp bạn ứng dụng hiệu quả trong công việc và cuộc sống.
Thegioidenled - Thế giới đèn led là đơn vị chuyên cung cấp, cho thuê màn hình led và các sản phẩm đèn led, module led, dây led.Chất lượng, đảm bảo nhất cho đối tác....Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
RS485, RS422 Là Gì? Tìm Hiểu Sự Khác Nhau Giữa Truyền Thông RS485 Và RS422
Trong thế giới công nghiệp hiện đại, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong [...]
Th9
Tổng hợp các công thức tính phần trăm (%) tăng giảm giá sản phẩm
Việc điều chỉnh giá sản phẩm một cách chính xác và hợp lý là một [...]
Th8
Tìm Hiểu Lỗi Phần Cứng Máy Tính Công Nghiệp Thường Gặp Và Các Bước Kiểm Tra
Trong môi trường công nghiệp, máy tính công nghiệp có vai trò quan trọng trong [...]
Th8
Tổng Hợp Những Điều Không Thể Bỏ Lỡ Về Hoạt Động Giám Sát Nhiệt Độ Kho Lạnh
Trong ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm & y tế, sự ổn định của [...]
Th8
Màn Hình Tương Tác Kỹ Thuật Số Là Gì? Đặc Điểm Nổi Bật & Ứng Dụng Phổ Biến
Với khả năng phản hồi & tương tác trực tiếp qua các thao tác cảm [...]
Th8
Thẻ ghi nợ là gì? Những lưu ý khi sử dụng thẻ ghi nợ cho người mới
Trong thời đại công nghệ số hiện nay, thẻ ngân hàng đã trở thành một [...]
Th8