Trong thế giới công nghiệp hiện đại, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các thiết bị & hệ thống với nhau, tạo thành 1 mạng lưới hoạt động đồng bộ. Các giao thức truyền thông nối tiếp, đặc biệt là RS485 & RS422 được sử dụng rộng rãi nhờ khả năng truyền dữ liệu nhanh, ổn định & chống nhiễu tốt. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều người nhầm lẫn giữa hai chuẩn này. Bài viết hôm nay, thegioidenled.asia sẽ giúp bạn hiểu rõ sự khác nhau giữa truyền thông RS485 và RS422, từ đó có thể lựa chọn được giao thức phù hợp với từng ứng dụng cụ thể. Theo dõi ngay!
RS485 là gì?
Theo Wikipedia: RS485 (truyền thông RS485) còn được gọi là TIA-485 (-A) hoặc EIA-485. Đây là 1 tiêu chuẩn, được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1983, dùng để xác định các đặc điểm điện của trình điều khiển & bộ thu để sử dụng trong các hệ thống truyền thông nối tiếp. Tín hiệu điện được cân bằng & các hệ thống đa điểm được hỗ trợ.
Hiểu đơn giản: RS485 là chuẩn giao tiếp nối tiếp của bus truyền thông, cho phép kết nối lên đến 32 thiết bị trên 1 cặp dây dẫn & dây nối đất cho khoảng cách truyền lên đến 1200m, trở thành lựa chọn lý tưởng cho các ứng dụng truyền dữ liệu ở khoảng cách xa trong môi trường công nghiệp. Ngày nay, RS485 được sử dụng phổ biến như 1 giao thức cho POS, viễn thông, công nghiệp,…
Các ứng dụng của RS485 bao gồm hệ thống SCADA (hệ thống điều khiển giám sát & thu thập dữ liệu), hệ thống điều khiển tòa nhà & các ứng dụng trong hệ thống điều khiển từ xa.
RS422 là gì?
Theo Wikipedia: RS422 còn được gọi là TIA/EIA-422. Đây là 1 tiêu chuẩn kỹ thuật được phát triển bởi TIA (Telecommunications Industry Association) & EIA (Electronic Industry Association), được giới thiệu lần đầu tiên vào năm 1975. RS422 có thể truyền dữ liệu ở tốc độ cao lên tới 10 Mbit/giây hoặc có thể được gửi trên cáp dài đến 1200m (3900ft) ở tốc độ thấp hơn.
RS422 sử dụng 1 loại tín hiệu đối lưu, trong đó mỗi bit dữ liệu được gửi đi bằng cách sử dụng 2 dây điện, 1 dây để gửi bit 1 & dây còn lại để gửi bit 0. Ngày nay, RS422 được sử dụng chủ yếu trong các hệ thống yêu cầu dữ liệu 1 chiều giữa 1 thiết bị phát & nhiều thiết bị nhận.
Sự khác nhau giữa truyền thông RS485 và RS422, bạn đã biết?
Kiến trúc hệ thống
RS485: được thiết kế cho hệ thống đa điểm (nhiều thiết bị có thể kết nối với nhau trên cùng 1 bus truyền). Cho phép 1 máy chủ hoặc bộ điều khiển có thể giao tiếp với nhiều thiết bị con trên cùng 1 mạng, giảm thiểu sự phức tạp trong việc bố trí cáp.
RS422: chỉ hỗ trợ kết nối từ 1 thiết bị phát đến nhiều thiết bị nhận, phù hợp với các ứng dụng chỉ cần truyền dữ liệu từ 1 nguồn phát đến nhiều đích nhận. Ví dụ như trong các hệ thống truyền tín hiệu âm thanh/hình ảnh,…
Số lượng thiết bị kết nối
RS485: hỗ trợ tối đa 32 thiết bị trên cùng 1 mạng, cho phép nhiều thiết bị giao tiếp với nhau mà không cần sử dụng quá nhiều dây cáp.
RS422: cho phép 1 thiết bị phát nhưng có thể kết nối đến 10 thiết bị nhận.
Phương thức truyền
RS485: 1 thiết bị chỉ có thể thực hiện 1 trong 2 nhiệm vụ: truyền hoặc nhận dữ liệu. Điều này giúp hạn chế sự xung đột dữ liệu, tuy nhiên cũng làm giảm tốc độ trao đổi trong các ứng dụng yêu cầu truyền dữ liệu liên tục.
RS422: cho phép truyền & nhận dữ liệu đồng thời, mang lại hiệu suất cao hơn cho các ứng dụng yêu cầu giao tiếp giữa 2 chiều liên tục mà không phải chờ thiết bị khác hoàn thành quá trình truyền dữ liệu.
Khoảng cách & Tốc độ truyền
Cả 2 chuẩn RS485 & RS422 đều có khả năng truyền dữ liệu trên khoảng cách tối đa 1200m. Tuy nhiên, tốc độ truyền sẽ giảm dần theo khoảng cách.
RS485: linh hoạt hơn trong việc duy trì tốc độ truyền dữ liệu ổn định ở khoảng cách xa nhờ khả năng hỗ trợ mạng dài mà không làm giảm hiệu suất.
RS422: tốc độ truyền dữ liệu có thể duy trì ở mức cao, tuy nhiên chỉ thích hợp cho các ứng dụng truyền thông điểm – điểm hoặc truyền dữ liệu 1 chiều.
Khả năng chống nhiễu
Cả RS485 & RS422 đều có khả năng chống nhiễu điện từ từ môi trường bên ngoài. Nhờ thiết kế linh hoạt & khả năng hỗ trợ nhiều thiết bị, RS485 được đánh giá cao hơn về khả năng chống nhiễu trong các hệ thống, ứng dụng phức tạp với nhiều thiết bị kết nối.
RS485 & RS422 đều là các chuẩn truyền thông quan trọng trong công nghiệp, tuy nhiên mỗi loại sẽ có những ưu điểm & hạn chế riêng. RS485 nổi bật với khả năng kết nối đa điểm, phù hợp với các hệ thống phức tạp. Trong khi đó, RS422 phù hợp với các ứng dụng đơn giản, yêu cầu truyền thông 1 chiều hoặc điểm – điểm. Việc hiểu rõ sự khác biệt giữa 2 chuẩn này giúp bạn lựa chọn được giao thức truyền thông tối ưu cho từng ứng dụng cụ thể.
>>> Xem thêm: Tìm Hiểu Lỗi Phần Cứng Máy Tính Công Nghiệp Thường Gặp Và Các Bước Kiểm Tra
Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc cần hỗ trợ tư vấn cụ thể, hãy nhấc máy & gọi ngay cho thegioidenled.asia qua số hotline phòng kinh doanh.
Thegioidenled - Thế giới đèn led là đơn vị chuyên cung cấp, cho thuê màn hình led và các sản phẩm đèn led, module led, dây led.Chất lượng, đảm bảo nhất cho đối tác....Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn tra cứu giấy phép lái xe nhanh chóng
Bạn muốn kiểm tra thông tin giấy phép lái xe một cách nhanh chóng và [...]
Th9
VneID là gì? Cách tải và kích hoạt tài khoản VneID chi tiết
VNeID đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân [...]
Th9
Tủ Điện Là Gì? Các Loại Tủ Điện & Cách Lựa Chọn Kích Thước Tủ Điện Phù Hợp
Tủ điện được biết đến là thành phần quan trọng & không thể thiếu trong [...]
Th9
Tổng hợp các công thức tính phần trăm (%) tăng giảm giá sản phẩm
Việc điều chỉnh giá sản phẩm một cách chính xác và hợp lý là một [...]
Th8
Khủng hoảng truyền thông là gì và cách xử lý an toàn, hiệu quả?
Không một cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp nào mong muốn đối mặt với [...]
Th8
Màn Hình Tương Tác Kỹ Thuật Số Là Gì? Đặc Điểm Nổi Bật & Ứng Dụng Phổ Biến
Với khả năng phản hồi & tương tác trực tiếp qua các thao tác cảm [...]
Th8