Trong các hoạt động kinh doanh, doanh thu thuần là một trong những yếu tố không thể thiếu. Vẫn còn nhiều người thắc mắc khái niệm doanh thu thuần là gì? Cũng như công thức tính doanh thu thuần đúng chuẩn. Trong bài viết dưới đây, Thegioidenled sẽ giải đáp những thắc mắc này, hãy cùng tìm hiểu nhé.
Định nghĩa về doanh thu thuần là gì?
Doanh thu thuần là tổng số tiền nhận được từ việc bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Sau khi khấu trừ các khoản (như thuế xuất nhập khẩu, doanh thu bị trả lại, chiết khấu thương mại, giảm giá bán hàng,…). Chỉ số này thể hiện kết quả của việc tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ trong khoảng thời gian nhất định.
Việc phân tích chỉ số doanh thu thuần giúp nhà quản trị doanh nghiệp đưa ra các chính sách từ bán hàng, sản xuất và phân phối sản phẩm phù hợp. Bên cạnh đó, hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá tình hình kinh doanh cũng như so sánh với các kỳ trước và kế hoạch đã đặt ra cho tương lai. Dựa vào chỉ số doanh thu thuần, doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về quá trình tăng trưởng trong mỗi giai đoạn khác nhau.
Công thức tính doanh thu thuần đúng chuẩn
Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể – Tổng giá trị các khoản giảm trừ doanh thu.
Trong đó:
- Doanh thu tổng thể là tổng giá trị doanh thu bán hàng của doanh nghiệp.
- Tổng giá trị các khoản giảm trừ bao gồm thuế GTGT, thuế xuất khẩu, chiết khấu thương mại, hàng trả lại, chương trình giảm giá,…
Theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC Chế độ Kế toán doanh của Bộ Tài Chính, quy định công thức tính doanh thu thuần:
Doanh thu thuần = Doanh thu tổng thể – Chiết khấu– Hàng trả lại – Giảm giá – Thuế gián thu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu thuần là gì?
- Giá bán sản phẩm/dịch vụ tỷ lệ thuận với doanh thu, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và khối lượng sản phẩm. Nếu như giá một sản phẩm/dịch vụ tăng nhưng các yếu tố khác không thay đổi thì doanh thu bán hàng cũng tăng và ngược lại.
- Chất lượng sản phẩm/dịch vụ cao thường dẫn đến sự hài lòng của khách hàng, tăng khả năng mua lại. Và tạo điều kiện thuận lợi cho việc giới thiệu sản phẩm mới, từ đó tăng doanh thu.
- Khối lượng bán hàng, sản xuất sản phẩm bán ra quyết định tổng doanh thu. Nhu cầu mua hàng lớn mà trong khi số lượng sản phẩm tung ra thị trường ít, điều này giúp tăng doanh thu. Tuy nhiên, nếu sản xuất quá nhiều, vượt quá nhu cầu của thị trường. Thường sẽ xảy ra các tình trạng tồn kho hàng hóa và gia tăng chi phí lưu trữ.
- Các chương trình chiết khấu và khuyến mãi góp phần tăng doanh thu bằng cách khuyến khích khách hàng mua nhiều hơn.
- Thay đổi quy định và thuế sẽ ảnh hưởng đến cách tính và khấu trừ doanh thu thuần. Sự điều chỉnh thuế và các quy định pháp lý sẽ tạo ra các biến động và ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp.
- Quản lý vận hành hiệu quả chính là yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu suất kinh doanh và doanh thu thuần. Quá trình hoạt động sản xuất, phân phối và quản lý kho hàng cần logic và quản lý một cách chặt chẽ. Nhằm tránh các rủi ro mất mát và làm giảm doanh thu thuần.
Tham khảo: Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến giá bán sản phẩm
Trong kinh doanh doanh thu thuần có ý nghĩa như thế nào?
Doanh thu thuần có ý nghĩa rất quan trọng trong các hoạt động kinh doanh của mỗi một doanh nghiệp bất kỳ.
- Doanh thu thuần là chỉ số quan trọng trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Được thể hiện trong kết quả việc tiêu thụ hàng hóa/ dịch vụ của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể.
- Doanh thu thuần phản ánh kết quả, chất lượng của doanh thu bán hàng/dịch vụ của doanh nghiệp bởi vì đã trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu.
- Thông qua việc phân tích chỉ tiêu doanh thu thuần, ban quản trị có căn cứ để đưa ra các chính sách bán hàng, sản xuất và phân phối sản phẩm.
- Là cơ sở để doanh nghiệp xác định tình hình kinh doanh hiện tại, so sánh với các kỳ trước và so với mục tiêu đặt ra trong tương lai.
- Đưa ra cái nhìn tổng quan về quá trình tăng trưởng trong mỗi giai đoạn, các nhà quản trị dựa vào đó xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp.
- Doanh thu thuần tạo động lực làm việc cho đội ngũ cán bộ nhân viên. Khi doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh có nghĩa doanh thu thuần tăng. Điều này thúc đẩy động lực làm việc cho cán bộ nhân viên, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp.
Lời kết
Dựa vào chỉ số doanh thu thuần, ban quản trị doanh nghiệp có cơ sở để thực hiện các điều chỉnh cần thiết. Chẳng hạn như chính sách bán hàng, quy trình sản xuất, chiến lược phân phối sản phẩm,… Nhằm đạt được các chỉ tiêu kinh doanh và duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Và đây cũng là cơ sở để xác định lợi nhuận trước và sau thuế, đánh giá lợi nhuận thực tế trong một kỳ. Doanh nghiệp cũng cần xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo tăng doanh thu và đáp ứng sự phù hợp với xu hướng thị trường trong mỗi thời điểm.
Trên đây là toàn bộ thông tin mà Thegioidenled chia sẻ định nghĩa về Doanh thu thuần là gì và công thức tính doanh thu thuần chuẩn nhất. Hy vọng, qua bài viết này, bạn đọc cập nhập thêm kiến thức và có hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp của mình, chúc bạn thành công!
Thegioidenled - Thế giới đèn led là đơn vị chuyên cung cấp, cho thuê màn hình led và các sản phẩm đèn led, module led, dây led.Chất lượng, đảm bảo nhất cho đối tác....Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn tra cứu giấy phép lái xe nhanh chóng
Bạn muốn kiểm tra thông tin giấy phép lái xe một cách nhanh chóng và [...]
Th9
VneID là gì? Cách tải và kích hoạt tài khoản VneID chi tiết
VNeID đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân [...]
Th9
Tủ Điện Là Gì? Các Loại Tủ Điện & Cách Lựa Chọn Kích Thước Tủ Điện Phù Hợp
Tủ điện được biết đến là thành phần quan trọng & không thể thiếu trong [...]
Th9
RS485, RS422 Là Gì? Tìm Hiểu Sự Khác Nhau Giữa Truyền Thông RS485 Và RS422
Trong thế giới công nghiệp hiện đại, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong [...]
Th9
Tổng hợp các công thức tính phần trăm (%) tăng giảm giá sản phẩm
Việc điều chỉnh giá sản phẩm một cách chính xác và hợp lý là một [...]
Th8
Khủng hoảng truyền thông là gì và cách xử lý an toàn, hiệu quả?
Không một cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp nào mong muốn đối mặt với [...]
Th8