Trong lĩnh vực mạng máy tính, cổng Ethernet là một phần không thể thiếu và đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối các thiết bị với mạng LAN. Được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như cổng LAN, kết nối Ethernet, giắc cắm Ethernet, ổ cắm LAN và cổng mạng. Ethernet là một chuẩn kết nối mạng được sử dụng phổ biến trên khắp thế giới. Cùng ATPro Corp tìm hiểu những thông tin Ethernet là gì ngay trong bài viết này nhé.
Khái niệm về cổng Ethernet là gì?
Ethernet là một giao thức mạng và còn là một công nghệ kết nối mạng có dây. Thường dùng trong các mạng máy tính để kết nối các thiết bị mạng với nhau. Ethernet sử dụng các chuẩn kết nối vật lý và các giao thức mạng để truyền dữ liệu giữa các thiết bị mạng như máy tính công nghiệp, máy chủ, bộ định tuyến hay switch.
Phát triển từ những năm 1970 bởi Xerox Corporation, Digital Equipment Corporation và Intel Corporation. Và Ethernet đã trở thành một công nghệ tiêu chuẩn cho mạng LAN. Việc triển khai Ethernet đã làm cho việc kết nối mạng trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Đồng thời, còn cung cấp tốc độ truyền dữ liệu cao và ổn định hơn.
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và yêu cầu kết nối của các thiết bị mạng. Ethernet đã phát triển nhiều phiên bản và chuẩn kết nối vật lý khác nhau. Như:
- Ethernet 100BASE-TX,
- Ethernet 1000BASE-T,
- Ethernet 10BASE-T,
- Ethernet 10GBASE-T,
- Ethernet 40GBASE-T,
Mỗi phiên bản đều cung cấp tốc độ truyền dữ liệu và độ ổn định khác nhau. Nhằm phục vụ nhu cầu kết nối của các tổ chức và doanh nghiệp.
Ethernet được sử dụng để kết nối các thiết bị mạng và truyền dữ liệu. Và được ứng dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp, trường học, nhà máy, cơ quan,….
Quy trình hoạt động của cổng Ethernet như thế nào?
Ethernet là một giao thức mạng thường sử dụng cả 2 lớp trong mô hình OSI, bao gồm Layer 1 (lớp vật lý) và Layer 2 (lớp liên kết dữ liệu). Trong mô hình OSI, Layer 1 đảm nhiệm vai trò của lớp vật lý. Liên quan đến các khía cạnh vật lý của việc truyền dữ liệu như cáp, tín hiệu, định dạng và tốc độ truyền.
Layer 2, hay còn gọi là lớp liên kết dữ liệu. Chịu trách nhiệm quản lý việc truyền dữ liệu giữa các thiết bị trên cùng một mạng. Ethernet định nghĩa cách gửi và nhận dữ liệu thông qua hai đơn vị chính là gói (packet) và khung (frame).
Mỗi khung (frame) trong Ethernet không chỉ chứa trọng lượng dữ liệu được truyền, mà còn bao gồm các thành phần quan trọng khác như:
- Địa chỉ MAC của người nhận và cả người gửi. Địa chỉ MAC (Media Access Control) định danh duy nhất từng thiết bị trong mạng xác định nguồn và đích của dữ liệu.
- Virtual LAN (VLAN) tagging và thông tin chất lượng dịch vụ (QoS).VLAN tagging cho phép phân loại các gói dữ liệu vào các phân đoạn khác nhau của mạng. Trong khi thông tin QoS giúp quản lý chất lượng truyền dữ liệu.
- Thông tin sửa lỗi để phát hiện sự cố của đường truyền. Các thông tin sửa lỗi được thêm vào khung để kiểm tra và phát hiện lỗi trong quá trình truyền dữ liệu.
Mỗi khung (frame) thường được bao bọc trong một gói (packet). Chứa nhiều byte thông tin để thiết lập kết nối và đánh dấu vị trí bắt đầu của khung frame. Điều này giúp định rõ ranh giới giữa các khung trên cùng một đường truyền.
Ưu- nhược điểm về giao thức mạng Ethernet
Ưu điểm
- Ethernet là giao thức mạng phổ biến nhất và đã được tiêu chuẩn hóa. Bởi vì nó đã đơn giản hóa việc triển khai và quản lý mạng.
- Chất lượng truyền dữ liệu cao và đáng tin cậy;
- Ethernet cho phép phân phối tải hiệu quả giữa các thiết bị trong mạng, tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống.
Nhược điểm
- Nếu sử dụng cáp dài hơn rất dễ tạo ra nhiễu xuyên âm.
- Thường gặp khó khăn trong vấn đề bảo trì cũng như khắc phục sự cố.
- Đối với các doanh nghiệp lớn hay hệ thống lớn rất tốn kém chi phí lắp đặt. Bởi vì lúc này hệ thống sẽ rất cần modem, máy chủ, switch chuyển mạch , tường lửa và các thiết bị nâng cao khác.
Tham khảo: DHCP Snooping là Gì? Tìm Hiểu Vai Trò Của DHCP Snooping Trong Bảo Mật Mạng
Lời kết
Trong lĩnh vực công nghiệp, giao thức mạng Ethernet quan trọng trong việc kết nối và quản lý các thiết bị mạng. Với ưu điểm về tiêu chuẩn hóa, tốc độ cao, và khả năng phân phối tải hiệu quả. Ethernet đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc xây dựng và vận hành các hệ thống mạng công nghiệp.
Tuy nhiên, cũng cần nhìn nhận các nhược điểm của Ethernet. Điều này đặt ra thách thức trong việc triển khai và quản lý mạng công nghiệp. Đặc biệt là trong các môi trường yêu cầu độ tin cậy và hiệu suất cao.
Bài viết trên Thegioidenled chia sẻ tất tần tật các thông tin về Ethernet. Hy vọng bạn đọc hiểu được Ethernet là gì, chúng hoạt động thế nào cũng như những ưu nhược điểm của giao thức này. Để áp dụng trong học tập, nghiên cứu cũng như lựa chọn Ethernet phù hợp trước khi quyết định sử dụng. Và đừng quên truy cập vào website của chúng tôi để cập nhập tin tức mới mỗi ngày bạn nhé!
Thegioidenled - Thế giới đèn led là đơn vị chuyên cung cấp, cho thuê màn hình led và các sản phẩm đèn led, module led, dây led.Chất lượng, đảm bảo nhất cho đối tác....Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn tra cứu giấy phép lái xe nhanh chóng
Bạn muốn kiểm tra thông tin giấy phép lái xe một cách nhanh chóng và [...]
Th9
VneID là gì? Cách tải và kích hoạt tài khoản VneID chi tiết
VNeID đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân [...]
Th9
Tủ Điện Là Gì? Các Loại Tủ Điện & Cách Lựa Chọn Kích Thước Tủ Điện Phù Hợp
Tủ điện được biết đến là thành phần quan trọng & không thể thiếu trong [...]
Th9
RS485, RS422 Là Gì? Tìm Hiểu Sự Khác Nhau Giữa Truyền Thông RS485 Và RS422
Trong thế giới công nghiệp hiện đại, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong [...]
Th9
Tổng hợp các công thức tính phần trăm (%) tăng giảm giá sản phẩm
Việc điều chỉnh giá sản phẩm một cách chính xác và hợp lý là một [...]
Th8
Khủng hoảng truyền thông là gì và cách xử lý an toàn, hiệu quả?
Không một cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp nào mong muốn đối mặt với [...]
Th8