Nhà máy thông minh (Smart Factory) là đại diện nổi bật cho tương lai của các ngành sản xuất, mang đến những cải tiến đột phá về hiệu suất, chất lượng & khả năng cạnh tranh. Việc đầu tư & triển khai công nghệ thông minh trong các nhà máy không chỉ giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội mà còn chuẩn bị cho những thách thức lớn trong tương lai của thị trường toàn cầu. Vậy làm thế nào để xây dựng nhà máy thông minh? Cùng thegioidenled.asia khám phá cụ thể trong nội dung bài viết ngay dưới đây.
Nhà máy thông minh (Smart Factory) là gì?
Hiểu đơn giản: Nhà máy thông minh là 1 mô hình nhà máy sử dụng các công nghệ hiện đại như trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây (Cloud Computing), Internet vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data),… để tự động hóa & tối ưu hóa quy trình sản xuất. Mục tiêu của Smart Factory là tăng cường hiệu quả, giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm & tăng sự linh hoạt trong sản xuất.
Có thể khẳng định, nhà máy thông minh là 1 bước tiến quan trọng trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Industry 4.0), giúp các doanh nghiệp sản xuất nắm bắt đúng cơ hội & vượt qua các thách thức trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Làm thế nào để xây dựng nhà máy thông minh?
Xây dựng nhà máy thông minh là 1 quá trình phức tạp & nhiều gia đoạn, đòi hỏi cần có sự kết hợp của nhiều công nghệ tiên tiến & quy trình quản lý hiệu quả. Các bước để xây dựng Smart Factory gồm có:
Bước 1: Đánh giá hiện trạng & Xác định mục tiêu
Ở giai đoạn đầu tiên, các doanh nghiệp cần xác định được điểm mạnh & điểm yếu của nhà máy hiện tại. Xem xét & đánh giá lại các công nghệ hiện đang sử dụng, hệ thống quản lý & các quy trình sản xuất. Tiếp đó, đặt ra các mục tiêu cụ thể, chẳng hạn như giảm chi phí, tăng năng suất, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm thời gian dừng máy không cần thiết hay tăng tính linh hoạt trong sản xuất,…
Bước 2: Lựa chọn công nghệ phù hợp
Một số công nghệ hiện đại có thể được sử dụng trong Smart Factory như:
- Internet of Things (IoT): cài đặt cảm biến & thiết bị kết nối để thu thập dữ liệu từ máy móc & dây chuyền sản xuất
- Dữ liệu lớn (Big Data): sử dụng các công cụ phân tích dữ liệu để xử lý & khai thác dữ liệu thu thập được
- Trí tuệ nhân tạo (AI) & Học máy (Machine Learning): áp dụng trí tuệ nhân tạo & học máy để tối ưu hóa quy trình sản xuất, dự đoán lỗi xảy ra trong suốt thời gian hoạt động
- Tự động hóa & Robot: sử dụng robot công nghiệp & hệ thống tự động hóa để cải thiện hiệu suất & độ chính xác của quy trình sản xuất
- Công nghệ 5G: sử dụng mạng 5G để đảm bảo tốc độ kết nối nhanh chóng & đáng tin cậy giữa các thiết bị, hệ thống
Bước 3: Phát triển hệ thống quản lý sản xuất
- Hệ thống MES: triển khai hệ thống MES để theo dõi & quản lý các quy trình sản xuất, từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng
- Hệ thống ERP: tích hợp hệ thống ERP để quản lý các hoạt động liên quan đến tài chính, nhân sự & chuỗi cung ứng
Bước 4: Bảo mật & Bảo vệ dữ liệu
Triển khai các biện pháp bảo vệ chống lại các mối đe dọa về an ninh mạng, đảm bảo dữ liệu sản xuất & thông tin quan trọng được bảo mật tuyệt đối
Bước 5: Đào tạo nguồn nhân lực
Cung cấp các khóa đào tạo cho toàn bộ nhân viên về các công nghệ mới & cách sử dụng trong quy trình sản xuất. Qua đó, khuyến khích nhân viên nâng cao kỹ năng & kiến thức về công nghệ thông tin, tự động hóa công nghiệp,…
Quá trình xây dựng nhà máy thông minh là sự kết hợp đa chiều giữa máy móc & con người. Nhờ vậy, mọi công đoạn vận hành & giám sát đều được tiến hành trong thời gian thực. Điều này giúp các doanh nghiệp đạt được mức tối ưu hóa hiệu suất & sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn.
Bước 6: Tối ưu hóa & Mở rộng
Liên tục tối ưu hóa các quy trình sản xuất & công nghệ để đạt được hiệu quả cao nhất. Đồng thời mở rộng các công nghệ & quy trình sản xuất tự động sang các nhà máy khác thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp.
Ngày nay, Smart Factory có thể được áp dụng trong nhiều ngành công nghiệp như: sản xuất – lắp ráp ô tô, điện tử, chế biến thực phẩm, dược phẩm,…
>>> Xem thêm: Socket CPU Là Gì? Socket CPU Có Gì Khác Trên Máy Tính Công Nghiệp?
Xây dựng nhà máy thông minh yêu cầu sự đầu tư về cả thời gian lẫn công sức & nguồn lực. Tuy nhiên, Smart Factory đã mang đến những lợi ích to lớn về hiệu suất hoạt động & khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp với các đối thủ trong ngành. Trong tương lai, hứa hẹn tất cả các nhà máy sản xuất tại Việt Nam sẽ được xây dựng theo mô hình nhà máy thông minh.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ trực tiếp với thegioidenlea.asia bằng cách gọi đến số hotline phòng kinh doanh để được hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
Thegioidenled - Thế giới đèn led là đơn vị chuyên cung cấp, cho thuê màn hình led và các sản phẩm đèn led, module led, dây led.Chất lượng, đảm bảo nhất cho đối tác....Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Hướng dẫn tra cứu giấy phép lái xe nhanh chóng
Bạn muốn kiểm tra thông tin giấy phép lái xe một cách nhanh chóng và [...]
Th9
VneID là gì? Cách tải và kích hoạt tài khoản VneID chi tiết
VNeID đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân [...]
Th9
Tủ Điện Là Gì? Các Loại Tủ Điện & Cách Lựa Chọn Kích Thước Tủ Điện Phù Hợp
Tủ điện được biết đến là thành phần quan trọng & không thể thiếu trong [...]
Th9
RS485, RS422 Là Gì? Tìm Hiểu Sự Khác Nhau Giữa Truyền Thông RS485 Và RS422
Trong thế giới công nghiệp hiện đại, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong [...]
Th9
Tổng hợp các công thức tính phần trăm (%) tăng giảm giá sản phẩm
Việc điều chỉnh giá sản phẩm một cách chính xác và hợp lý là một [...]
Th8
Khủng hoảng truyền thông là gì và cách xử lý an toàn, hiệu quả?
Không một cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp nào mong muốn đối mặt với [...]
Th8