Quy trình thông quan hàng hóa xuất khẩu cho doanh nghiệp

Quy trình thông quan hàng hóa xuất khẩu cho doanh nghiệp

Trong hoạt động kinh doanh quốc tế, việc xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa là một phần không thể thiếu. Tạo ra sự trao đổi và phát triển kinh tế giữa các quốc gia. Quy trình thông quan hàng hóa xuất khẩu đảm bảo sự diễn ra suôn sẻ của các giao dịch thương mại quốc tế. Mỗi quốc gia thường có các quy định và thủ tục riêng, nhưng có những bước cơ bản được áp dụng phổ biến. Hãy cùng Thegioidenled điểm qua quy trình thông quan hàng hóa xuất khẩu. Một quá trình giúp hàng hóa được vận chuyển một cách hợp pháp và an toàn đến điểm đến cuối cùng.

Khái niệm thông quan hàng hóa xuất khẩu là gì?

Thông quan hàng hóa là một quy trình không thể thiếu trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa quốc tế. Đơn giản nhưng quan trọng, đánh dấu bước đầu tiên trong việc kiểm soát và quản lý luồng hàng hóa qua biên giới quốc gia. Khi nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu mở tờ khai hải quan và gửi đến cơ quan hải quan. Các chuyên viên sẽ tiến hành xem xét, kiểm tra và xác nhận hồ sơ cũng như hàng hóa theo quy định của pháp luật và quy định hải quan. Quá trình này đảm bảo rằng hàng hóa được vận chuyển một cách hợp pháp và an toàn. Đồng thời đảm bảo rằng thuế và các khoản phí liên quan được thanh toán đúng kỳ hạn. Qua đó, thông quan hàng hóa đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích của cả nhà xuất khẩu, nhập khẩu và cơ quan chính phủ.

Tìm hiểu quy trình thông quan hàng hóa xuất khẩu cho doanh nghiệp

 

Quy trình thông quan hàng hóa xuất khẩu cho doanh nghiệp
Quy trình thông quan hàng hóa xuất khẩu cho doanh nghiệp

 

Kiểm tra chính sách hàng hoá xuất khẩu và chính sách về thuế

Hiểu rõ chính sách mặt hàng và thuế đảm bảo rằng bạn tuân thủ đúng các quy định và luật lệ của quốc gia nhập hoặc xuất khẩu. Trước khi tiến hành thủ tục hải quan xuất nhập khẩu hàng hóa, việc xem xét và hiểu rõ chính sách mặt hàng và chính sách thuế rất cần thiết. Chủ yếu là xác định xem mặt hàng đó có được chính phủ khuyến khích, hạn chế hay cấm xuất khẩu.

Ngoài ra, với vai trò là chủ hàng xuất khẩu cần xem xét mặt hàng đó có phải chịu thuế xuất khẩu hay không. Các mặt hàng như khoáng sản (quặng, kim loại quý, than, đá,…) hay lâm sản xuất khẩu là một số mặt hàng được áp dụng thuế. 

Cần chuẩn bị các chứng từ thông quan

  • Hợp đồng thương mại, hợp đồng mua bán hay là đơn đặt hàng 
  • Hóa đơn xuất khẩu (Commercial Invoice).
  • Loại giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa (C/O).
  • Bộ hồ sơ xuất nhập khẩu
  • Các loại chứng từ vận chuyển (Bao gồm hóa đơn vận chuyển, phí vận chuyển, hoặc thông tin liên quan đến vận chuyển hàng hóa) (nếu có).
  • Hoá đơn/giấy tờ thanh toán
  • Bảo hiểm hàng hóa (nếu có)
  • Các loại chứng từ của ngân hàng (nếu có)
  • Giấy tờ phiếu thuế và lệ phí hải quan.

Tham khảo: Chứng từ giao nhận hàng hóa bao gồm những gì?

Khai báo tờ khai hải quan

Nếu như Doanh nghiệp của bạn lần đầu tiên tiến hành xuất khẩu thì cần thực hiện các biện pháp như sau:

  • Mua và đăng ký chữ ký số: Cần liên hệ với cơ quan Hải quan để mua và đăng ký chữ ký số. Nhằm đảm bảo tính bảo mật và xác thực trong quá trình khai báo hàng hóa. 
  • Tải và cài đặt phần mềm Ecus Thái Sơn: Tiếp theo tải và cài đặt phần mềm Ecus Thái Sơn. Một trong những phần mềm hải quan điện tử được sử dụng phổ biến tại Việt Nam.
  • Khai báo thông tin hàng hóa: Cần khai báo thông tin hàng hóa một cách chi tiết và chính xác trên phần mềm Ecus Thái Sơn. Thông tin này bao gồm các chi tiết về hàng hóa, giá trị, số lượng, nguồn gốc và mục đích sử dụng. Tờ khai sẽ được hiển thị lên hệ thống Hải quan sau khi hoàn thành.
  • Cuối cùng in tờ khai và thực hiện thủ tục thông quan.

Quy trình này đòi hỏi sự kiểm tra và xác nhận thông tin trước khi hàng hóa được chấp nhận xuất khẩu hoặc nhập khẩu.

Tiến hành phân luồng tờ khai

Khi đã đăng ký xong tờ khai xuất khẩu, hệ thống hải quan gửi trả kết quả phân luồng tờ khai. Doanh nghiệp cần in ra và mang kèm với bộ hồ sơ nhập khẩu để mở tờ khai tại chi cục hải quan.

Quy trình thông quan hàng hóa xuất khẩu cho doanh nghiệp
Phân luồng tờ khai

Loại tờ khai luồng xanh hải quan

Hàng hóa trong luồng xanh thường được xử lý nhanh chóng và không cần phải chờ đợi lâu tại cảng hoặc cửa khẩu. Chỉ cần mang tờ khai để tiến hành bước thanh lý.

Loại tờ khai luồng vàng hải quan

Nhân viên cần mang nguyên bộ hồ sơ đến cơ quan hải quan đăng ký để làm thủ tục. Cơ quan Hải quan có chức năng kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ.

  • Nếu trường hợp bộ chứng từ không hợp lệ sẽ trả lại và yêu cầu bổ sung thêm. Sau khi đã đầy đủ các chứng từ thì làm việc lại với hải quan để thông quan hàng.
  • Nếu trường hợp còn có nghi vấn hải quan sẽ yêu cầu chuyển luồng đỏ, đưa hồ sơ lên lãnh đạo vào chuyển hồ sơ sang bộ phận kiểm hóa.

Loại tờ khai luồng đỏ hải quan

Tờ khai là luồng đỏ hoặc bị chuyển kiểm từ luồng vàng sang luồng đỏ (như trên).

Doanh nghiệp cần kiểm tra trên hệ thống điện tử của hải quan để biết được thông tin (tên cán bộ kiểm hóa, số điện thoại, các thông tin khác…). Tiếp theo cán bộ kiểm hóa của Hải quan cùng với Doanh nghiệp tiến hành kiểm hóa. 

  • Trường hợp hàng không có gì nghi vấn và đúng như đã khai báo. Thì cán bộ kiểm hóa sẽ tiến hành nhập tờ khai lên hệ thống và thông quan hàng.
  • Trường hợp hàng không đúng như đã khai, cán bộ kiểm hóa trình lên lãnh đạo xin ý kiến. Tuỳ vào từng trường hợp sẽ có cách xử lý khác nhau. 

Tiến hành bước thông quan và thanh lý tờ khai

Khi tờ khai đã được thông quan, Doanh nghiệp cần gửi lại tờ khai và mã vạch cho cơ quan hải quan để tiến hành thủ tục xác nhận. Khi tờ khai đã được thông quan và qua các bước kiểm tra của cơ quan Hải quan. Phải nộp tờ khai lại cho bên vận chuyển. Để họ tiến hành thủ tục xác nhận lại với cơ quan hải quan trước khi hàng hóa được vận chuyển lên tàu.

Việc này là một bước quan trọng cuối cùng trước khi hàng hóa của bạn được chuyển đi. Bằng cách nộp lại tờ khai và mã vạch cho hãng tàu, đảm bảo rằng thông tin về hàng hóa đã được cập nhật đúng cách và chính xác trước khi chúng được đưa lên tàu. Điều này giúp tránh được mọi sự cố hoặc nhầm lẫn trong quá trình vận chuyển. 

Thời gian thông quan hàng được quy định như thế nào?

Theo quy định của pháp luật, đến hết năm 2020, thời gian thông quan được rút ngắn đối với cả hàng xuất khẩu/nhập khẩu. Theo đó, thời gian thông quan cho hàng xuất khẩu được giảm xuống dưới 60 giờ. Còn đối với hàng nhập khẩu là 80 giờ. Đáng chú ý, thời gian thông quan của ngành hải quan sẽ có sự chênh lệch. Thời gian tối đa lên đến 240 giờ cho hàng xuất khẩu và 288 giờ cho hàng nhập khẩu. Điều này nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường quản lý và điều chỉnh thời gian thông quan để tối ưu hóa quá trình xuất nhập khẩu. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả các hoạt động thương mại quốc tế.

Trên đây là những thông tin về quy trình cơ bản thủ tục hải quan hàng hóa xuất khẩu mà Thegioidenled đã tổng hợp được. Cảm ơn bạn đọc đã xem hết bài viết và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo trong chuyên mục Tin tức của Thegioidenled.

0/5 (0 Reviews)

thegioidenled việt nam

Thegioidenled - Thế giới đèn led là đơn vị chuyên cung cấp, cho thuê màn hình led và các sản phẩm đèn led, module led, dây led.Chất lượng, đảm bảo nhất cho đối tác....Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Hướng dẫn tra cứu giấy phép lái xe nhanh chóng

Bạn muốn kiểm tra thông tin giấy phép lái xe một cách nhanh chóng và [...]

VneID là gì? Cách tải và kích hoạt tài khoản VneID chi tiết

VNeID đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân [...]

Tủ Điện Là Gì? Các Loại Tủ Điện & Cách Lựa Chọn Kích Thước Tủ Điện Phù Hợp

Tủ điện được biết đến là thành phần quan trọng & không thể thiếu trong [...]

RS485, RS422 Là Gì? Tìm Hiểu Sự Khác Nhau Giữa Truyền Thông RS485 Và RS422

Trong thế giới công nghiệp hiện đại, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong [...]

Tổng hợp các công thức tính phần trăm (%) tăng giảm giá sản phẩm

Việc điều chỉnh giá sản phẩm một cách chính xác và hợp lý là một [...]

Khủng hoảng truyền thông là gì và cách xử lý an toàn, hiệu quả?

Không một cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp nào mong muốn đối mặt với [...]