Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển mới nhất mà bạn nên biết

Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển mới nhất mà bạn nên biết

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và logistics, quy trình xuất khẩu hàng hóa đường biển là một phần không thể thiếu và có quan hệ chặt chẽ nhiều bước khác nhau. Việc hiểu rõ và nắm vững quy trình này là yêu cầu cơ bản đối với những người làm việc trong ngành cũng như giữa doanh nghiệp và khách hàng. Hãy cùng Thegioidenled tìm hiểu quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển mới nhất hiện nay. 

Chi tiết các quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển 

Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển mới nhất mà bạn nên biết
Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển mới nhất mà bạn nên biết

Đàm phán và thực hiện ký kết

Đây là bước chủ chốt của toàn bộ quy trình xuất khẩu hàng hoá. Doanh nghiệp xuất khẩu và khách hàng cần đàm phán các điều khoản hợp đồng. Để 2 bên cùng hiểu và thống nhất các điều khoản trong hợp đồng. Ví dụ như: Tên hàng xuất khẩu, số lượng bao nhiêu, giá thành, thời hạn thanh toán, thời hạn giao hàng,… Rồi sau đó mới tiến hành ký kết xuất khẩu lô hàng. 

Thực hiện xin giấy phép xuất khẩu (nếu có)

Tùy theo từng loại hàng hoá mà có cần xin giấy phép hay không. Nếu là những hàng hóa thuộc danh mục quản lý có điều kiện của Nhà Nước (Chính Phủ). Thì chủ hàng cần phải thực hiện xin giấy phép xuất khẩu. Đúng với quy định tại Nghị định 69/2018/NĐ-CP và các quy định liên quan khác.

Bộ hồ sơ sẽ bao gồm:

  • Đơn xin cấp phép xuất khẩu;
  • Hợp đồng xuất khẩu;
  • Và các báo cáo thực hiện quy trình xuất khẩu đường biển .

Tiến hành đặt booking và container rỗng

Trong quy trình xuất khẩu hàng hóa, việc chọn lựa dịch vụ vận chuyển phù hợp là một bước quan trọng. Đặc biệt là khi điều kiện thương mại được thiết lập là CIF (Cost, Insurance, Freight) hoặc FOB (Free On Board).

Nếu lô hàng của bạn được bán theo điều kiện CIF, điều quan trọng là phải tìm kiếm và liên hệ với các bên liên quan. Như đại lý vận tải (FWD) hoặc các hãng tàu để chọn được dịch vụ vận chuyển phù hợp với nhu cầu của bạn với chi phí hợp lý. Điều này bao gồm cả việc xác định các yếu tố như thời gian giao hàng, độ an toàn của hàng hóa và mức phí vận chuyển.

Trong khi đó, nếu điều kiện thương mại là FOB, không cần phải đặt tàu trực tiếp. Thay vào đó, phía người nhận hàng sẽ là người đặt tàu cho chủ hàng, đảm bảo rằng hàng hóa sẽ được vận chuyển đến cảng và sẵn sàng để được tải lên tàu.

Chuẩn bị và kiểm tra chất lượng hàng hoá

Ở bước này, chủ hàng tiến hành lập kế hoạch sản xuất hàng hóa. Đảm bảo hàng hóa được sản xuất đúng chất lượng và số lượng như đã cam kết trong hợp đồng. Theo dõi quá trình sản xuất để đảm bảo rằng hàng hóa được hoàn thành đúng thời hạn.

Sau khi hàng hóa được sản xuất xong, chủ hàng sẽ tiến hành lên kế hoạch lấy container để tiến hành đóng hàng. Trước khi đóng container, hàng hóa sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn. Hàng hóa tiến hành niêm phong để đảm bảo tính toàn vẹn trong suốt quá trình vận chuyển. 

Tiến hành đóng gói hàng hóa và ký hiệu chuyên chở

Sẽ có 2 hình thức thực hiện đóng gói hàng hóa và ký hiệu chuyên chở tại kho hoặc tại cảng.

Nếu tại kho: Nhân viên của công ty vận chuyển xuất nhập khẩu sẽ đến kho hàng/nhà máy của doanh nghiệp. Cùng với công nhân tiến hành đóng gói hàng hóa đúng yêu cầu và quy định. Cũng như điền đầy đủ tất cả các thông tin liên quan đến lô hàng. Ví dụ như: Tên hàng hóa, số lượng, trọng lượng, ký hiệu vận chuyển, quốc gia sản xuất,… đúng yêu cầu của chủ hàng.

Nếu tại cảng: Quy trình đóng hàng và điền thông tin cũng giống với tại kho. Tuy nhiên, đóng hàng tại cảng sẽ cần nhiều thủ tục và giấy tờ. Cũng như phải thuê thêm nhân công để đóng hàng. 

Tiến hành mua bảo hiểm cho lô hàng xuất khẩu.

Không nên chủ quan hay tiết tiền mà bỏ qua quy trình này. Bởi vì sẽ giảm thiểu rủi ro và bảo vệ tài sản lô hàng trong quá trình vận chuyển. Thông thường, chủ hàng sẽ liên hệ trực tiếp với các công ty bảo hiểm để tiến hành mua. Mức độ bảo hiểm thường được xác định dựa trên giá trị thực của hàng hóa. Mức bảo hiểm thông thường là khoảng 2% tổng giá trị đơn hàng. Tuy nhiên, có thể điều chỉnh mức bảo hiểm phù hợp với từng loại hàng hóa cụ thể. Cũng như các yếu tố khác như địa điểm vận chuyển, điều kiện thời tiết, và các yếu tố rủi ro khác.

Trong trường hợp lô hàng được xuất theo điều kiện CNF hoặc FOB. Thường thì người mua hàng hoặc người nhận hàng sẽ chịu trách nhiệm về việc mua bảo hiểm cho lô hàng. 

Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển mới nhất mà bạn nên biết
Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển mới nhất mà bạn nên biết

Tiến hành các bước làm thủ tục hải quan

Tờ khai hải quan sẽ bao gồm các loại giấy tờ:

  • 1 bản giấy giới thiệu nhân viên giao nhận; 
  • 2 bản tiếp nhận hồ sơ do hải quan cấp; 
  • 2 bản tờ khai hải quan; 
  • Cần nộp bản sao hợp đồng ngoại thương ; 
  • Hóa đơn thương mại;
  • Bảng kê hàng hoá phiếu đóng hàng.

Đăng ký tờ khai:

Dựa tờ khai hải quan tiến hành nhập thông tin và trình cho các nhân viên tại cơ quan Hải Quan để xác nhận lô hàng được phép thông quan. Nếu lô hàng hợp lệ thì sẽ được vào luồng xanh và được thông quan. Còn nếu có vấn đề gì sẽ rơi vào diện phải kiểm tra lại (thuộc luồng đỏ hoặc vàng).

Phiếu đóng phí: Khi hoàn tất đăng ký tờ khai cần đóng phí làm thủ tục hải quan. 

Nhận tờ khai: Nhân viên hải quan tiếp nhận thông tin, kiểm tra và tiến hành xử lý ghi số container, số seal vào mặt sau của tờ khai.

Thanh lý tờ khai: Phía chủ hàng trình báo tờ khai hoàn thiện cho bên cảng kiểm tra container và seal đã được hạ đúng hay không? Sau khi hoàn tất sẽ tiến hành được nhập container vào hệ thống của cảng.

Vào sổ tàu: Nhân viên giao nhận ký vào biên bản số tàu và bàn giao xác nhận tình trạng giao nhận hàng. Khi container đã được hạ.

Thực xuất tờ khai hải quan: Nhân viên giao nhận cần cung cấp thủ tục lô hàng và các giấy tờ. Gồm: 1 bản chính Commercial Invoice, 1 bản sao, 1 bản chính tờ khai hải quan và vận đơn đường biển.

Bắt đầu giao hàng cho tàu

Việc cung cấp chi tiết bill cho hãng tàu để làm vận đơn là một bước quan trọng sau khi hoàn tất quá trình thông quan cho lô hàng. Bước này đảm bảo rằng thông tin vận chuyển của hàng hóa được chính xác và đầy đủ trước khi lô hàng được giao cho tàu để vận chuyển đến điểm đến cuối cùng.

Cuối cùng thanh toán tiền hàng

Sau khi giao hàng cho tàu, Nhân viên làm thủ tục xuất nhập khẩu phải tiến hành hoàn thành bộ chứng từ thanh toán. Gồm:

  • Hóa đơn thương mại (commercrial invoice);
  • Vận đơn đường biển; giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O);
  • Phiếu đóng gói (packing list)
  • Giấy chứng nhận đã khử trùng.

Trong trường hợp thanh toán bằng L/C, cần nộp thêm bộ chứng từ đến ngân hàng bảo lãnh thông báo.

Tại Thegioidenled các dòng sản phẩm Máy tính công nghiệp và các thiết bị công nghiệp nhập khẩu,…Cũng phải thông qua các Quy trình xuất khẩu hàng hóa và có đầy đủ các giấy tờ, nhãn mác theo quy định hiện hành.

Lời kết 

Trong bài viết này, chúng ta đã khám phá quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển. Một quy trình phức tạp nhưng quan trọng đối với các doanh nghiệp tham gia thị trường quốc tế. Từ việc chuẩn bị tài liệu và thủ tục hải quan đến việc cung cấp thông tin cho hãng tàu và hoàn thành các chứng từ thanh toán. Mỗi bước đều đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng hàng hóa được vận chuyển một cách an toàn và hợp pháp.

Trong tương lai, với sự phát triển của công nghệ và sự cải thiện trong quản lý chuỗi cung ứng. Sẽ giúp quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển trở nên linh hoạt và hiệu quả hơn. Tuy nhiên, việc hiểu rõ các quy trình và quy định cơ bản giúp đảm bảo sự thành công trong hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp.

Tham khảo: Các loại công nghệ không dây sử dụng trong các ứng dụng IoT

Cảm ơn bạn đọc đã xem hết bài viết. Và hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo trong chuyên mục Tin tức với nhiều thông tin bổ ích.

0/5 (0 Reviews)

thegioidenled việt nam

Thegioidenled - Thế giới đèn led là đơn vị chuyên cung cấp, cho thuê màn hình led và các sản phẩm đèn led, module led, dây led.Chất lượng, đảm bảo nhất cho đối tác....Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.

Bài viết liên quan

Hướng dẫn tra cứu giấy phép lái xe nhanh chóng

Bạn muốn kiểm tra thông tin giấy phép lái xe một cách nhanh chóng và [...]

VneID là gì? Cách tải và kích hoạt tài khoản VneID chi tiết

VNeID đang trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân [...]

Tủ Điện Là Gì? Các Loại Tủ Điện & Cách Lựa Chọn Kích Thước Tủ Điện Phù Hợp

Tủ điện được biết đến là thành phần quan trọng & không thể thiếu trong [...]

RS485, RS422 Là Gì? Tìm Hiểu Sự Khác Nhau Giữa Truyền Thông RS485 Và RS422

Trong thế giới công nghiệp hiện đại, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong [...]

Tổng hợp các công thức tính phần trăm (%) tăng giảm giá sản phẩm

Việc điều chỉnh giá sản phẩm một cách chính xác và hợp lý là một [...]

Khủng hoảng truyền thông là gì và cách xử lý an toàn, hiệu quả?

Không một cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp nào mong muốn đối mặt với [...]