Cảm biến áp suất là thiết bị có vai trò quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp & ứng dụng khác nhau. Với khả năng đo lường & giám sát áp suất của các chất lỏng & khí, cảm biến áp suất đảm bảo sự an toàn, hiệu quả & ổn định cho hệ thống. Vậy chính xác cảm biến áp suất là gì? Cảm biến áp suất có cấu tạo & cách thức hoạt động ra sao? Làm thế nào để chọn được cảm biến áp suất phù hợp với nhu cầu sử dụng. Theo dõi ngay nội dung bài viết dưới đây của thegioidenled.asia để cập nhật đáp án chính xác cho những câu hỏi trên.
Cảm biến áp suất là gì?
Cảm biến áp suất (Pressure Sensor/Pressure Transmitter) là thiết bị cơ điện tử được sử dụng với mục đích đo lường, theo dõi & kiểm tra áp suất trong đường ống, hệ thống,… Cảm biến áp suất nhận giá trị áp suất thông qua đầu dò cơ học, sau đó thực hiện chuyển đổi tín hiệu áp suất sang tín hiệu điện & truyền tín hiệu điện về thiết bị hiển thị hoặc thiết bị điều khiển, bộ điều khiển logic khả trình PLC thông qua dây cáp điện. Nhờ khả năng đo lường chính xác & độ tin cậy cao, ngày nay Pressure Sensor được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực.
Cấu tạo & Nguyên lý hoạt động của cảm biến áp suất
Cấu tạo
Trên thị trường hiện nay, cảm biến áp suất được chia thành nhiều loại khác nhau, tùy vào mục đích sử dụng & cấu tạo của từng loại cảm biến. Tuy nhiên, về cơ bản, Pressure Sensor đều được cấu thành từ những bộ phận sau:
Thân cảm biến
Là toàn bộ phần cơ bao bọc bên ngoài cảm biến, có nhiệm vụ bảo vệ các phần tử bên trong cảm biến khỏi những tác động từ bên ngoài. Thân cảm biến áp suất thường được làm từ thép không gỉ SUS304 & SUS316 hoặc các vật liệu đặc biệt khác.
Kết nối cơ khí
Đầu dò áp lực thường tồn tại dưới 3 dạng kết nối cơ bản là nối ren, nối mặt bích & nối clamp. Trong đó, nối ren là dạng kết nối phổ biến nhất. Đầu dò áp lực là phần nằm dưới cùng của cảm biến, có chức năng kết nối & làm kín cảm biến với hệ thống hoặc thiết bị.
Màng cảm biến
Nằm bên trong thân của cảm biến, ngay phía trên phần kết nối cơ khí, có nhiệm vụ cảm nhận giá trị áp lực từ môi chất & truyền tới bộ phận capsule nằm phía trên. Tuy nhiên, màng cảm biến chỉ nhận giá trị áp suất cơ học, đồng thời không cho môi chất đi qua làm hư hỏng các phần tử điện nằm phía trên.
Ngoài ra, cảm biến áp suất còn được cấu thành từ các bộ phận khác như bộ phận cảm biến, bộ phận xử lý, cáp kết nối,…
Nguyên lý hoạt động
Giống với các loại thiết bị cảm biến khác, để cảm biến áp suất hoạt động cũng cần có nguồn tác động (ở đây có thể hiểu là nguồn áp suất) tác động lên cảm biến. Sau đó, cảm biến đưa giá trị về vi xử lý, vi xử lý có nhiệm vụ xử lý tín hiệu rồi truyền về thiết bị hiển thị hoặc thiết bị điều khiển, bộ điều khiển logic khả trình PLC, từ đó điều khiển động cơ hoạt động.
Hướng dẫn cách chọn mua sensor cảm biến áp suất
Để chọn mua cảm biến áp suất phù hợp, bạn cần tuân theo các bước hướng dẫn & xem xét kỹ lưỡng các yếu tố dưới đây:
Lưu chất cần đo
Trước khi quyết định chọn mua, hãy xác định lưu chất/môi chất cần đo. Ví dụ đo áp suất cho nước, hơi, dầu hay hóa chất, lưu chất có độ nhớt hay cặn gì không? Để xác định được loại cảm biến & chất liệu phù hợp.
Dải đo
Xác định phạm vi áp suất cần đo để lựa chọn cảm biến có dải đo phù hợp, hạn chế tình trạng quá tải hoặc đo không chính xác. Trên thực tế, bạn nên chọn dải đo cao hơn 30% áp suất hoạt động tối đa để đảm bảo tuổi thọ sử dụng cho cảm biến.
Đơn vị đo
Cảm biến áp suất thường dùng các đơn vị đo như bar, mH20, psi, kgf/cm2,… Do vậy, bạn nên xác định đơn vị đo phù hợp để thuận tiện trong việc quan sát & theo dõi.
Loại áp suất
Xác định loại áp suất cần đo: áp suất tuyệt đối, áp suất tương đối hay áp suất chênh lệch?,…
Kiểu kết nối
Bạn cần xác định được kiểu kết nối phù hợp với hệ thống/đường ống/thiết bị lắp cảm biến. Hiện nay có 3 loại kết nối phổ biến & được sử dụng rộng rãi là nối ren, nối mặt bích & nối dạng clamp.
Tín hiệu đầu ra
Xác định loại tín hiệu đầu ra phù hợp với nhu cầu sử dụng. 1 số loại tín hiệu đầu ra phổ biến: analog, digital, 4-20mA, 0-10V,…
Nhiệt độ làm việc
Bạn cần xác định được nhiệt độ làm việc của môi chất/lưu chất, từ đó xác định loại cảm biến có khả năng hoạt động trong khoảng nhiệt độ đó.
Bằng cách xem xét kỹ lưỡng các yếu tố & làm theo đúng các bước hướng dẫn, bạn sẽ lựa chọn được cảm biến áp suất phù hợp với ứng dụng của mình.
>>> Xem thêm: Cảm Biến Độ Ẩm Là Gì? Nguyên Lý Hoạt Động & Ứng Dụng Của Cảm Biến Độ Ẩm
Bài viết trên đây là những chia sẻ của thegioidenled.asia về cảm biến áp suất. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích & giúp bạn nhanh chóng chọn lựa được loại cảm biến áp suất phù hợp với nhu cầu sử dụng nhé! Mọi thắc mắc cùng câu hỏi liên quan xin vui lòng gọi đến số hotline để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.
Thegioidenled - Thế giới đèn led là đơn vị chuyên cung cấp, cho thuê màn hình led và các sản phẩm đèn led, module led, dây led.Chất lượng, đảm bảo nhất cho đối tác....Được khách hàng tin dùng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
Cảm Biến Độ Ẩm Là Gì? Nguyên Lý Hoạt Động & Ứng Dụng Của Cảm Biến Độ Ẩm
Cảm biến độ ẩm là thiết bị điện tử nhạy cảm, được dùng để đo [...]
Th6